Trong ngày: 3109
Trong tuần: 21935
Lượt truy cập: 4904987
nguen minh trong 0964897964
minh muon a phu kien de sua may say da nang ma k biet lien he o dau chi dum minh nhe0989220098
Cho mình hỏi nồi ủ chân không Magic home đa năng và nồi ủ chân không Magic home có khác nhau không? Nếu khác nhau thì khác như thế nào? Loại 10 lít là loại đa năng hay không? Giá bao nhiêu? Mình ở tp ...Anh Ngoc
Quý khách đang tìm hiểu bếp từ loại nào tốt hoặc bếp từ giá bao nhiêu? Chúng tôi xin tư vấn nên tham khảo các thương hiệu bếp từ tại Showroom bếp Royal! Tại thiết bị nhà bếp Royal chuyên các sản phẩm ...Tran Duyen- tel 0903455128
Tôi xin hỏi về chào Osaka , , một số nơi chào thầy cô thêm một khay hấp bằng thép Inox vaf một thìa gỗ , bên mình có cái đó không . một điều nữa là khi nấu lâu chắc là phải dùng loại nồi khác chứ cháo...01685786366
Xin chào mình là Nguyễn Ngọc Tân,mình muốn làm đại lý tại hải phòng có được không.0983970667
Tôi muốn hỏi Bếp hồng ngoại SooxtoJaPan có giá báo nhiêu vậy?Đại gia biến thành đại ca, hay đại gia hóa ninja là lối ví von mà giới kinh doanh đang dùng để tự cám cảnh mình, khi có quá nhiều doanh nhân khốn đốn vì cảnh nợ nần.
Kinh doanh cho chậm trả nợ là chuyện đương nhiên, nhưng khi tất cả cùng khó khăn, đòi lại tiền không dễ. Đòi theo kiểu thân tình không xong, nhiều người phải đi thuê dịch vụ thậm chí nhờ xã hội đen can thiệp. Đó là lý do tại sao người ta lại nói đại gia biến thành đại ca.
Còn những ông trước đây tự cao tự đại với sự giàu có, thành đạt của mình, nay biến thành ninja vì kinh doanh thua lỗ, cầm cố nhà cửa xe hơi không đủ trả nợ nên phải bỏ xứ mà đi. Kẻ may mắn hơn không phải trốn chui trốn lủi nhưng ngày ngày ra đường phải né tránh ánh nhìn của người quen khi mình đang trong bộ dạng nghèo khó hơn xưa.
Câu chuyện nợ nần, thua lỗ của Công ty thủy sản Bình An được nhiều người biết đến hơn cả đơn giản vì ở đó có đại gia nổi tiếng Diệu Hiền. Còn vô vàn doanh nghiệp khác nợ nần chẳng kém, lỗ cũng thê thảm nhưng may mắn chưa được báo nêu tên.
Chuyện của anh Thiện, giám đốc một công ty thi công nền móng ở TP HCM là một ví dụ. Như dính quả đen, từ giữa năm ngoái tới giờ, hễ công ty anh nhận thi công cho công trình nào thì i như rằng chủ đầu tư dự án đó có vấn đề. Nhận làm nền móng cho một khu đô thị hạng sang ở Hà Nội giữa năm ngoái, lúc đầu anh tưởng vớ bở vì giá cao, nhưng tới giờ vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán cho một đồng nào. Một dự án chung cư khác tại TP HCM cũng vậy.
"Oái oăm ở chỗ, chủ đầu tư dự án này một mực than hết tiền chưa trả được cho tôi ,nhưng ông ta lại có tên trong danh sách những mạnh thường quân bơm tiền cứu Công ty Thủy sản Bình An. Tôi gọi điện nói vui anh trả tiền cứu em trước rồi hãy đi cứu người khác, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu", anh Thiện kể.
Ông Ngôn, nguyên giám đốc một sàn môi giới nhà đất tại quận 4, TP HCM vẫn ấm ức về những tháng ngày đi đòi nợ một chủ đầu tư địa ốc có văn phòng ở khu Trung Sơn, thuộc Nam Sài Gòn. Năm 2010, công ty ông Ngôn chào bán xong đợt một dự án căn hộ tại quận 8 cho chủ đầu tư. Nhưng gần hai năm rồi, hàng tỷ đồng phí môi giới vẫn chưa được thanh toán. Nhiều lần giám đốc Ngôn phải đích thân đi đòi tiền nhưng đều thất vọng trở về tay không.
Ông phải chai mặt săn lùng chủ đầu tư vì đơn vị này chuyển văn phòng, liên tục từ chối gặp. Từ việc chầu chực ở công ty của "con nợ" nhưng vẫn bị tránh né, bị thất hẹn cho đến khi tiếp cận được lãnh đạo doanh nghiệp lại bị họ thách thức đủ điều... chẳng mùi vị nào ông chưa nếm qua.
"Đòi chán chê không có kết quả, chúng tôi đành nhờ đơn vị thu hồi nợ can thiệp. Thế nhưng ngày lấy được tiền có lẽ tùy thuộc vào may rủi vì con nợ lặn mất tăm trong khi bất động sản lâm vào cơn bĩ cực kéo dài", ông Ngôn tâm sự.
Không khá hơn là bao, một Công ty cổ phần chuyên thi công cọc nhồi cho một dự án tại quận Thủ Đức, TP HCM cũng đứng ngồi không yên khi chủ đầu tư khất nợ. Theo hồ sơ thanh toán, tổng số tiền nợ là hơn 2 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư chỉ trả nhỏ giọt vài trăm triệu, số còn lại cứ treo lơ lửng, đòi mãi không xong.
Đại diện nhà thầu chật vật đòi nợ, từ ngọt nhạt năn nỉ đến dồn dập gửi công văn, chầu chực đến tận tối muộn để xin gặp đều rơi vào bế tắc. "Chỉ có vài tỷ đồng mà phải kiện cáo thì sau này khó nhìn mặt nhau nên chúng tôi phải thuê đơn vị tư vấn đứng trung gian đòi giúp, chấp nhận gia giảm khoản nợ miễn sao lấy được tiền", ông chia sẻ.
Vị này bộc bạch, khi bất động sản khủng hoảng, chủ nợ lép vế hơn con nợ và trở thành thợ săn bất đắc dĩ. "Nếu không vì quá khó khăn, bế tắc buộc lòng phải đi đòi tiền thì có khi bỏ hẳn món nợ này còn nhẹ lòng hơn", ông nói.
Những ông chủ nói trên còn may chán so với nhiều doanh nghiệp khác. Anh Hoàng Dương (chủ một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện, nội thất tại Khâm Thiên, Đồng Đa, Hà Nội) không ngờ có ngày cuộc đời mình chuyển từ đại gia thành con nợ nhanh như thế. Kinh doanh khó khăn, không có tiền trả ngân hàng, anh Dương thế chấp sổ đỏ ngôi nhà bố mẹ ruột đang ở tại Chương Mỹ (Hà Tây cũ) cùng một chiếc xe Ford Escape để vay “nóng” 1,6 tỷ đồng từ tiệm cầm đồ.
Để vay được tiền, cả đại gia đình của anh phải đi từ hơn 40 km lên “diện kiến” ông chủ tín dụng đen để viết giấy cam kết, thế chấp nhà. Ông nội anh năm nay đã 95 tuổi, tóc bạc trắng, răng móm mém cũng bị hộ tống đến. Vay được tiền, anh vẫn cố nài mượn lại chiếc ôtô vài tiếng để còn giữ uy khi đến ngân hàng trong buổi sáng hôm đó. Bởi trước đây, khi làm hồ sơ vay, anh Hoàng Dương được biết đến như một đại gia bóng nhoáng, hào hoa và thanh lịch và bản thân anh không muốn làm mất hình ảnh đấy.
Anh Mạnh, giám đốc một công ty bất động sản trên phố Lê Văn Lương kéo dài (Hà Nội) rơi vào hoàn cảnh khá tréo ngoe. Chỉ trong vài tuần, anh vừa thủ hai vai: làm một anh đại ca xã hội đen đến nhà con nợ đòi tiền, vừa bị "đầu gấu" truy lùng gắt gao. Từng nghe lời rủ rê của anh rể, anh Mạnh lấy tiền vay ngân hàng cho người khác vay nặng lãi. Đến hạn trả ngân hàng, anh gắt gao đi đòi nhưng con nợ đã không còn khả năng chi trả. Cả lãi và gốc lúc đó lên tới 2,7 tỷ đồng. Anh chấp nhận mất một nửa để thuê xã hội đen đòi nợ thay nhưng cũng không ăn thua. Rồi chính anh phải đi vay lãi ngày để trả nợ ngân hàng.
Trớ trêu ở chỗ, chưa đầy một tháng sau, đến lượt anh bị xã hội đen hỏi thăm vì không xoay được tiền trả lãi ngày. Đứa con trai hơn 4 tuổi của anh 3 tháng nay không được ở với bố mẹ vì sợ xã hội đen bắt cóc gây áp lực. “Họ biết giờ tôi không còn khả năng xoay xở nên có thể sẽ làm liều để buộc tôi phải xoay được tiền trả nên tôi gửi cháu về quê với ông bà”, anh giải thích.
Anh Thắng ở Hồng Mai, Hai Bà Trưng (Hà Nội) gặp cảnh cười ra nước mắt. Anh cũng phải dùng "đầu gấu" đi cùng để đòi nợ giúp. Nhưng khi đến nơi, con nợ kia lại có mối quan hệ với đám đầu gấu anh thuê. Thế là gặp “người quen”, anh phải đi về mà không được việc gì.
Nhiều con nợ bị đẩy tới bước đường cùng, giờ trở nên bất cần trước yêu cầu của chủ nợ. Anh Trần Hùng, giám đốc một công ty sản xuất thép tiền chế quy mô lớn ở Hà Nội là một ví dụ. Công ty anh vay ngân hàng gần 1.000 tỷ đồng. Lúc tình hình kinh tế chưa đến nỗi thê thảm như hiện nay, công ty vẫn cần vốn và mong muốn ngân hàng giảm bớt lãi, cơ cấu lại nợ để có tiền làm ăn. Nhưng lúc đó ngân hàng không chịu, cứ khăng khăng áp lãi cao và không có giải pháp gì xử lý gánh nặng nợ cho doanh nghiệp.
"Giờ thì chúng tôi đứng im rồi, không còn làm ăn gì nữa. Ngân hàng đòi tiền, tôi vẫn nghe máy, vẫn mời đến trụ sở công ty tiếp trà nước đàng hoàng. Nhưng họ cứ nhắc tới số nợ 1.000 tỷ đồng thì tôi trình bày không có. Mãi rồi chán, họ đành quay ra năn nỉ nếu tôi chấp nhận trả nợ gốc, họ sẽ giảm lãi suất, thậm chí xóa hết tiền lãi", anh kể.
Tại buổi đối thoại doanh nghiệp - ngân hàng trên địa bàn Hà Nội hôm 20/7, bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Lexim cho rằng cộng đồng doanh nghiệp giờ mất niềm tin trầm trọng. Họ không tin vào lời hứa của các ngân hàng và cũng chẳng tin tưởng lẫn nhau. Bản thân các ngân hàng cho nhau vay trước đây thoải mái bao nhiều giờ cũng thận trọng bấy nhiêu, thậm chí còn bắt ngân hàng bạn cầm cố thế chấp tài sản mới cho vay. Còn doanh nghiệp hầu như không mạo hiểm cho đối tác, bạn hàng nợ tiền.
Lexim là nhà thầu chuyên cung cấp thiết bị cho các công trình xây dựng quy mô lớn ở Hà Nội. Mấy tháng gần đây, công ty không còn mạnh dạn cho đối tác nợ tiền như trước.
"Ngày nào tôi cũng rà soát hợp đồng, ngày nào cũng đi thăm các công trình. Hễ thấy có vấn đề đáng ngờ là tôi phải gấp rút đề nghị đối tác thanh toán ngay. Đáng buồn là doanh nghiệp chúng tôi giờ không còn tin nhau nữa", bà Hà chia sẻ.
Anh Thiện, giám đốc công ty xử lý nền móng ở TP HCM, giờ không còn dành nhiều tâm sức đi đòi nợ nữa. Anh cũng không nhận thi công bất cứ công trình nào vào lúc này, vì sợ làm là lỗ, là bị nợ, không được thanh toán. Công ty tạm đóng cửa, anh dành thời gian nhiều hơn chăm sóc cho 3 cậu con trai như để bù cho thời gian chục năm ròng biền biệt xa nhà làm dự án. Từ vài tháng nay, anh bỏ hẳn nhậu nhẹt với bạn bè, và chuyển qua chế độ ăn chay trường, mỗi bữa chỉ ăn rau, đậu phụ và lạc.
"Chay tịnh mà vẫn khỏe re, tâm hồn thư thái, cố quên đi chuyện bon chen thường ngày", anh cười tươi rói mỗi khi có ai hỏi lý do ăn chay.
Theo http://vnexpress.net
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Giá bình thường
Giá max
Chất lượng bình thường
Chất lượng kém
Phục vụ bình thường
Phục vụ kém
UY TÍN, CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU, PHỤC VỤ TẬN TÌNH CHU ĐÁO
BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN - GIAO HÀNG THU TIỀN TẬN NƠI TRÊN TOÀN QUỐC
THỜI GIAN BÁN HÀNG TỪ 8H - 22H
Liên hệ đặt mua hàng Mrs Hồng 0985501704